Skip to main content

Thị trấn Đồng Đăng đẩy mạnh thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang

Đồng Đăng là một thị trấn biên giới thuộc huyện Cao Lộc, gồm 4 dân tộc chính: Nùng, Tày, Kinh, Hoa và các dân tộc khác cùng đoàn kết sinh sống. Trải qua quá trình lịch sử, các dân tộc đã lưu giữ, bảo tồn và phát huy vốn văn hóa truyền thống của dân tộc mình, tạo nên nền văn hóa chung của Đồng Đăng vừa phong phú, đa dạng, vừa mang bản sắc riêng độc đáo. Để tiếp tục xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thị trấn Đồng Đăng bên cạnh bảo tồn, phát huy những giá trị tiến bộ, tích cực đã từng bước đẩy lùi, xóa bỏ những hủ tục lạc hậu, đặc biệt trong việc cưới, việc tang và lễ hội.

Trong những năm qua, cùng với sự phát triển kinh tế xã hội, việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội trên địa bàn thị trấn đã được các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, cán bộ, đảng viên và Nhân dân quan tâm chú trọng và đã đạt được những kết quả tích cực.

Thực hiện Công văn số 1386/SVHTTDL-QLVHGĐ ngày 28/9/2022 của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc tiếp tục duy trì thực hiện Mô hình thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang năm 2022; Kế hoạch số 280/KH-BCĐ ngày 25/11/2019 của Ban Chỉ đạo Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” huyện về xây dựng mô hình điểm thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang trên địa bàn huyện Cao Lộc; Quyết định số 308/2005/QĐ-TTg ngày 25/11/2005 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành quy chế thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội; Thông tư số 04/2011/TT-BVHTTDL  ngày  21/01/2011 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về Quy định thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội; Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 09/02/2018 của Thủ tướng Chính Phủ về việc đẩy mạnh việc thực hiện nếp sống văn minhtrong việc cưới, việc tang…qua đó việc xây dựng nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội được quan tâm triển khai tổ chức thực hiện. Các hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan từng bước được ngăn chặn, đẩy lùi. Các mô hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt được biểu dương và nhân rộng…

Nhìn chung, việc cưới trên địa bàn thị trấn đều giữ được nét đẹp truyền thống, phù hợp với điều kiện của từng gia đình và phong tục tập quán của từng dân tộc. Đám cưới trong các gia đình cán bộ, công chức đã được tổ chức gọn nhẹ, trang trọng, không ảnh hưởng đến thời gian làm việc. Đa số đám cưới của Nhân dân đã loại bỏ được tình trạng ăn uống dài ngày và những hủ tục như so số, thách cưới, đòi của hồi môn, nam nữ đến tuổi kết hôn có ý thức đến đăng ký kết hôn tại UBND thị trấn..Việc tang được tổ chức đúng quy định, nghi thức thầy mo cũng đã được cải tiến, việc tổ chức phúng viếng tuỳ theo điều kiện của gia đình có người qua đời; hầu hết lễ tang đều có Ban tổ chức lễ tang, có hội hiếu, ban nhạc lễ, hàng phe quy định khá chặt chẽ, hiệu quả cao, trong đó có quy định, quy ước các thành viên trong hội hiếu và hàng xóm có trách nhiệm, nghĩa vụ cụ thể để hỗ trợ, giúp đỡ của gia đình có người qua đời trong việc tổ chức lễ tang. Nhiều nơi thời gian tổ chức lễ tang đã dần được rút ngắn bảo đảm tiết kệm, vệ sinh, an toàn

Việc triển khai xây dựng nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội đã được chỉ đạo triển khai quyết liệt và thường xuyên từ thị trấn đến khu phố.

Việc cưới: đã được tổ chức một cách trang trọng, lành mạnh và văn minh, đúng quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình và phù hợp với truyền thống văn hóa dân tộc Việt nam, trước năm 2012, việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới còn chưa rõ nét (còn tình trạng bày thuốc lá, thách cưới…) nhưng từ năm 2012 đến nay, việc tổ chức đám cưới đã có nhiều chuyển biến rõ rệt. Trong 10 năm có ….đám cưới được tổ chức đám cưới tổ chức theo nếp sống văn minh. Các đám cưới được điều chỉnh bằng hương ước của khu phố, thông qua vai trò của các tổ chức đoàn thể xã hội nên có nhiều chuyển biến theo hướng đơn giản, tiết kiệm. Các thủ tục đám cưới được tổ chức đơn giản, gọn nhẹ, không phô trương hình thức, không rườm rà, không đòi hỏi lễ vật, trang phục cô dâu, chú rể theo nghi lễ truyền thống dân tộc. Tình trạng tảo hôn giảm mạnh

Việc tang: Người dân trên địa bàn thị trấn đã có ý thức chấp hành các quy định tổ chức đám tang theo hương ước khu phố đề ra, các hộ có đám tang được tổ chức chu đáo, trang nghiêm, tiết kiệm, phù hợp với tập quán, truyền thống văn hóa của từng hoàn cảnh gia đình, từng dân tộc. Việc tổ chức đám tang, cúng, viếng đảm bảo trang trọng, phù hợp truyền thống đạo lý.

Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, tình hình thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội trên địa bàn thị trấn vẫn còn một số hạn chế, đó là: Việc cưới có lúc, có nơi tổ chức đám cưới còn tốn kém, hình thức báo hỷ chưa được hưởng ứng rộng rãi, đám cưới theo nếp sống văn minh chưa có sự lan tỏa. Về việc tang một số hộ gia đình không đăng ký báo tử, việc tang phụ thuộc vào vai trò điều hành của thầy mo, cá biệt có gia đình còn quàn linh cữu trong nhà quá thời gian quy định, không bảo đảm vệ sinh, môi trường. Một số gia đình có tang chưa thực sự tiết kiệm, tốn kém, lãng phí; vẫn còn hiện tượng dùng nhạc tang quá giờ quy định, ảnh hưởng đến cộng đồng. Một số lễ cưới, lễ tang dựng khung rạp lấn chiếm vỉa hè, lòng đường không đúng quy định gây cản trở, ách tắc giao thông,...

Thời gian tới, nhằm đẩy mạnh việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội cần tiếp tục tuyên truyền thực hiện Kế hoạch số 280/KH-BCĐ gày 25/11/2019 của Ban Chỉ đạo Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” huyện về xây dựng mô hình điểm thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang trên địa bàn huyện Cao Lộc; Quyết định số 308/2005/QĐ-TTg ngày 25/11/2005 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành quy chế thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội; Thông tư số 04/2011/TT-BVHTTDL  ngày  21/01/2011 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về Quy định thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội; Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 09/02/2018 của Thủ tướng Chính Phủ về việc đẩy mạnh việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang. Phát huy vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên trong việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội. Tuyên truyền, vận động Nhân dân thực hiện tốt các nội dung hương ước, quy ước của thôn, khối phố; nâng cao chất lượng xây dựng danh hiệu gia đình văn hóa, khu dân cư văn hóa, đẩy mạnh xây dựng nếp sống văn hóa trong các cơ quan, đơn vị, các di tích lịch sử, văn hóa. Các ngành chức năng thường xuyên hướng dẫn, kiểm tra việc tổ chức cưới, tang tại hộ gia đình, khu dân cư, kịp thời chấn chỉnh và xử lý nghiêm những hành vi sai trái, những hiện tượng tiêu cực phát sinh; định kỳ sơ kết, tổng kết để đề ra các biện pháp thực hiện đạt hiệu quả. Có các biện pháp, cách thức kế thừa chọn lọc và phát huy những phong tục tập quán tốt đẹp của từng địa phương để các chỉ thị, quyết định của Trung ương và của tỉnh thực sự đi vào cuộc sống, tạo sự đồng thuận trong xã hội, đáp ứng nguyện vọng của Nhân dân.

                                                                                                                                              

Khánh Linh

 

About