Skip to main content

Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội

1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên

 - Đồng Đăng là thị trấn giáp biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc, thuộc huyện Cao Lộc – Lạng Sơn. Phía bắc tiếp giáp với Trung Quốc cách thành phố Lạng Sơn 14km về phía Đông Nam, về phía đông giáp xã Bảo Lâm, phía nam giáp với Phú Xá, phía tây giáp với xã Tân Mỹ, Phía Bắc giáp xã Đồng Giáp của huyện Văn Quan.

Từ thị trấn Đồng Đăng còn có quốc lộ 1B đi thành phố Thái Nguyên và quốc 4A đi Cao Bằng. Đồng Đăng có tuyến đường sắt liên vận quốc tế từ Việt Nam đi qua ga Đồng Đăng để sang Trung Quốc và từ đây cũng có thể sang các nước khác. Thị trấn nằm gọn trong một thung lũng rộng gần 700ha, trong đó ¾ là đồi núi, chủ yếu gồm 4 dân tộc Kinh, Tày, Nùng và Hoa. Thị trấn Đồng Đăng là vùng đất có bề dày truyền thống đấu tranh dựng nước và giữ nước.

          Với vị trí địa lý như trên và hệ thống giao thông hiện có, thị trấn Đồng Đăng là trung tâm kinh tế sầm uất của huyện và là cửa ngõ phía Đông Bắc của tỉnh Lạng Sơn, có trên 75 km đường biên giới với Trung Quốc, có 2 Cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị và cửa khẩu Ga Đồng Đăng, Cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị (thị trấn Đồng Đăng) nằm tại km0 của tuyến đường 1A huyết mạch, là điểm nối giữa tuyến đường cao tốc Nam Ninh - Bằng Tường (Trung Quốc) và Lạng Sơn - Hà Nội. Cửa khẩu quốc tế đường sắt Ga Đồng Đăng (thị trấn Đồng Đăng) cách thành phố Lạng Sơn 14 km, là nơi tiếp giáp của Quốc lộ 1A, 1B, đường 4A, đường lên Cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị, là hệ thống đường sắt quốc tế từ Hà Nội đến Đồng Đăng và từ Đồng Đăng sang Trung Quốc. Do đó cửa khẩu Hữu Nghị và ga Đồng Đăng có vai trò quan trọng trong phát triển giao lưu kinh tế giữa Lạng Sơn - Trung Quốc nói riêng, cũng như giữa Việt Nam - Trung Quốc nói chung…Thị trấn Đồng Đăng có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển thương mại, dịch vụ và du lịch. 

Map

Description automatically generated

          2. Dân số

          Thị trấn Đồng Đăng hiện có diện tích tự nhiên là 459,18 ha, dân số thường trú là trên 9.500 nhân khẩu, dân số tạm trú khoảng 1.000 nhân khẩu. 

         3. Các yếu tố văn hóa

            - Về di sản văn hóa vật thể: Thị trấn Đồng Đăng hiện có 4 điểm di tích lịch sử, 3 điểm di tích kiến trúc nghệ thuật: Cột mốc số 0 – Cửa khẩu Hữu Nghị; Nhà bia tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ – Cửa khẩu Hữu Nghị; Nhà bia Thủy Môn Đình, thị trấn Đồng Đăng; Pháo đài Đồng Đăng, thị trấn Đồng Đăng;  Đền Cô Đôi, thị trấn Đồng Đăng;  Đền Mẫu Đồng Đăng, thị trấn Đồng Đăng;  Đền Quan, thị trấn Đồng Đăng;

Về di sản văn hóa phi vật thể: Thị trấn Đồng Đăng vẫn còn lưu giữ và diễn ra tập quán văn hóa của người Tày, Nùng, những sinh hoạt văn nghệ dân gian trong ngày hội với những làn điệu sli, những câu hát lượn rất đậm nét và phong phú.

4. Hạ tầng cơ sở 

Hệ thống giao thông: Thị trấn Đồng Đăng cách thành phố Lạng Sơn khoảng 13 km và là giao điểm của các tuyến Quốc lộ 1A, 1B, 4A. 

+ Quốc lộ 1A đoạn đi qua thị trấn Đồng Đăng dài khoảng 3,8km. Đây là tuyến đường xương sống của hệ thống đường bộ nước ta, nối các vùng kinh tế (trừ Tây Nguyên) và hầu hết các trung tâm kinh tế lớn. Cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị là điểm đầu của QL 1A.

+ Quốc lộ 4A đoạn đi qua thị trấn Đồng Đăng dài khoảng 2,9 km. Tuyến đường này có điểm đầu là thị trấn Đồng Đăng (giao với QL 1A và 1B), bắt nguồn từ thị trấn Đồng Đăng (Cao Lộc) – Thị trấn Na Sầm (Văn Lãng) – Thị trấn Thất Khê (Tràng Định) – Thị trấn Đông Khê (Thạch An, Cao Bằng) và điểm cuối là thị trấn Hòa Thuận (Quảng Hòa, Cao Bằng).

+ Quốc lộ 1B đoạn đi qua thị trấn Đồng Đăng dài khoảng 1,2 km. Tuyến đường này có điểm đầu là thị trấn Đồng Đăng (giao với QL 1A và 4A), chạy qua các huyện Cao Lộc – Văn Quan – Bình Gia – Bắc Sơn – Võ Nhai và Đồng Hỷ (Thái Nguyên) 

Thị trấn Đồng Đăng còn có 2 cửa khẩu quốc tế: Cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị và Cửa khẩu quốc tế đường sắt Ga Đồng Đăng, có vai trò quan trọng trong phát triển và giao lưu kinh tế giữa Lạng Sơn – Trung Quốc nói riêng, cũng như Việt Nam – Trung Quốc nói chung. 

− Hạ tầng chợ và Trung tâm thương mại: Thị trấn Đồng Đăng có Trung tâm Thương mại Đồng Đăng và chợ truyền thống (chợ Đồng Đăng) với gần 500 hộ kinh doanh. 

+ Trung tâm thương mại Đồng Đăng (TTTM Đồng Đăng): nằm giữa khu trung tâm kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng – Lạng Sơn, tại vị trí ngã ba thị trấn Đồng Đăng hướng đi cửa khẩu Hữu Nghị và đường ra Ga quốc tế Đồng Đăng, đến cửa khẩu Cốc Nam và cửa khẩu Tân Thanh. TTTM Đồng Đăng có quy mô trên 5ha, là địa điểm mua sắm kết hợp nhà hàng ăn uống, trưng bày hàng hóa, giới thiệu sản phẩm… Hiện nay TTTM Đồng Đăng đã hoàn thành và đi vào hoạt động từ năm 2017.

+ Chợ Đồng Đăng (cũ): diện tích hơn 7.000 m2, có tuổi đời hơn 120 năm, là khu chợ dân sinh truyền thống, nơi giao lưu trao đổi hàng hóa giữa bà con các dân tộc trong vùng. Những thập niên trước, khu chợ này thực sự là nơi giao thương hàng hóa nhộn nhịp của khu vực thị trấn. Cùng với đó, chợ cũng là nơi khách du lịch đến mua sắm. Không thể phủ nhận chợ Đồng Đăng cũ chính là nơi mang lại thu nhập chính cho các hộ tiểu thương kinh doanh tại đây.

Hạ tầng cấp thoát nước:

Hệ thống cảnh quan môi trường, cây xanh:

          5. Đặc điểm khí hậu:

        Thị trấn Đồng Đăng có khí hậu mát mẻ, chia bốn mùa rõ rệt, nhiệt độ trung bình năm là 21°C, nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất là khoảng 27°C -–32°C, nhiệt độ trung bình trong mùa đông là 13°C, nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất xuống đến 9°C.

        Lượng mưa trung bình hàng năm tương đối thấp, đạt 1.392mm và 70% lượng mưa rơi vào các tháng từ tháng 5 đến tháng 9. Thị trấn Đồng Đăng được coi là một trong những trung tâm khô hạn của Việt Nam, lượng mưa hàng năm chỉ đạt 1.100mm.

       Đồng Đăng là địa bàn hút gió đông bắc nên có tốc độ gió lớn, trung bình là 2,0m/s. Độ ẩm trung bình là 82%, lượng bốc hơi cao vào các tháng mùa hạ.

 Trong những năm qua tình hình kinh tế - chính trị - xã hội luôn ổn định, an ninh được giữ vững nhân dân tin tưởng vào chủ trương, đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Công tác đấu tranh phòng ngừa các loại tội phạm, giữ gìn trật tự an toàn xã hội trên địa bàn thị trấn được triển khai thường xuyên, công tác giảm nghèo luôn được cấp ủy Đảng, Chính quyền thị trấn quan tâm chỉ đạo bằng nhiều hình thức để giúp hộ nghèo phát triển kinh tế như vay vốn, trao đổi kinh nghiệm sản xuất, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất, chăn nuôi, kinh doanh...ngày càng phát triển hơn về mọi mặt.

About